Phỏng vấn đâu trúng đó phần II - Quan trọng là thần thái!

Ở phần trước, SCUTI đã điểm qua cho các bạn những bí quyết để nắm chắc 40% thành công trong một buổi phỏng vấn. Bài hôm nay chúng mình sẽ chỉ tiếp cho các bạn 60% quan trọng còn lại, chính là thái độ và tinh thần của bạn trong buổi phỏng vấn đấy ^^ Hãy cùng tìm hiểu xem các Dev trong buổi phỏng vấn cần làm gì để trúng tuyển dễ dàng nhé.




Bình tĩnh 


Dev trong buổi phỏng vấn cần làm gì 


Từ khóa này nghe có vẻ sáo rỗng bởi ai cũng biết cần bình tĩnh, nhưng không ai biết phải thế nào để làm được. Nhiều ứng viên đến phỏng vấn tại SCUTI cũng luôn mắc phải tình trạng tương tự. Các bạn không hề kém cạnh về kĩ năng hay kiến thức chuyên môn, nhưng lại luôn giật mình và mất bình tĩnh khi được người phỏng vấn đưa ra câu hỏi, thành ra câu trả lời luôn thiếu trước hụt sau, được cái lọ mất cái chai,...

Ở đây chúng mình muốn chỉ cho các bạn 2 cách nhanh nhất để giữ lại bình tĩnh trong buổi phỏng vấn: 
  • Đầu tiên, nếu cảm thấy mình đang quá căng thẳng, hãy dừng lại, hít thở sâu và cố gắng loại bỏ mọi yếu tố tiêu cực ra khỏi đầu. Cần thiết hơn, có thể đề nghị mình dừng lại 1 phút để giữ bình tĩnh và chuẩn bị tinh thần trước khi tiếp tục. Bạn đừng quá lo lắng nhé, việc dừng lại này không những không ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả của bạn, mà đôi khi còn giúp người phỏng vấn có thời gian nghỉ ngơi và đánh giá kỹ lưỡng hơn về bạn đấy nhé.
  • Điều thứ hai, hãy nở một nụ cười. Quả thực khá khó khăn nếu phải cười khi bạn đang mất bình tĩnh, nhưng nếu làm được, đó sẽ là điều khác biệt giúp bạn được cộng điểm trong mắt người phỏng vấn. Việc cười thân thiện để trấn an bản thân có thể chứng minh việc bạn có khả năng tự kiểm soát bản thân tốt và không làm ảnh hưởng đến côn việc chung. 
Thông thường, SCUTI trong buổi phỏng vấn thường hay cười để khiến ứng viên có thể giảm được sự căng thẳng và  thoải mái hơn. Bạn có biết nụ cười có thể "bị lây" hay không, chính vì thế, nếu bạn chẳng may gặp phải ban phỏng vấn "thanh niên nghiêm túc", cứ cố cười tươi và thân thiện vào, chắc chắn không chỉ tâm trạng của bạn mà cả không khí buổi nói chuyện cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. 

Bài giới thiệu bản thân 


Bài giới thiệu mở đầu rất quan trọng 


Bao giờ trước buổi phỏng vấn công ty cũng yêu cầu bạn giới thiệu qua về bản thân. Đây là một bước tóm tắt cuộc sống của bạn đã gắn với chuyên ngành này như thế nào. Chính vì thế có 2 điều Dev cần lưu ý khi trả lời:
  • Đừng lan man kể chuyện cuộc đời mình. Bạn chỉ cần đưa ra một số thông tin cơ bản nhất như tên, tuổi, địa chỉ là đủ. Không cần quá lan man, những thông tin khác bạn sẽ có đầy thời gian để kể nếu như trúng tuyển. 
  • Không đọc lại những gì đã viết trong CV. Họ không cần nghe lại về những gì họ đã biết, phỏng vấn là để biết nhiều hoặc biết kỹ hơn. Dev trong buổi phỏng vấn cần làm gì để trúng tuyển, hãy nói khác đi. Bạn có thể lựa chọn 1 hoặc 2 kinh nghiệm mà bạn tâm đắc nhất, kể về chúng, những gì bạn đã làm, những gì bạn đã học được. Bạn hãy kể một cách chân thành, đừng làm màu, những người phỏng vấn có quá nhiều kinh nghiệm để phát hiện ra bạn có đang thật lòng hay không. Tuy nhiên bạn nhớ kiểm soát thời gian và nội dung phải nhất quán tới công việc bạn đang ứng tuyển nhé!

Văn hóa 

Các công ty IT hiện nay tại Việt Nam đa phần đều là công ty đa quốc gia, hoặc công ty nước ngoài. Việc tìm hiểu trước văn hóa và cách làm việc của đất nước họ sẽ giúp các Dev ghi điểm tốt hơn trong mắt người phỏng vấn. 

Chú ý văn hóa của các công ty


Nếu công ty đó là công ty Âu Mỹ, họ thường khá thoải mái và tác phong cũng như ngôn ngữ, trong công việc họ yêu cầu biết rộng về các kĩ năng hay ngôn ngữ lập trình khác. Ngược lại, những công ty đến từ Ấn Độ chẳng hạn, họ rất coi trọng lễ nghi cũng như kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực. 

SCUTI đến từ Nhật Bản, tuy nhiên, không giống như những gì bạn nghĩ về xứ sở hoa anh đào, chúng mình khá thoải mái về sự khác biệt văn hóa, chỉ cần bạn trả lời đúng trọng tâm, chân thật và không "chém gió" là đã quá đủ để được cộng điểm rồi. Chính vì thế, mỗi nơi khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau để ứng viên làm quen và thích ứng với văn hóa, điều này cũng giải thích tại sao việc tìm hiểu về doanh nghiệp trước khi phỏng vấn mà mình đã nói ở phần I lại quan trọng đến vậy. 

Đặt ra câu hỏi 

Thông thường cuối cuộc phỏng vấn, công ty sẽ hỏi bạn có còn thắc mắc hay giải đáp gì hay không. Nhiều Dev không để ý đến câu hỏi này, nhưng đây lại là phần cũng khá quan trọng mà các Dev cần chú ý. 

Chuẩn bị trước các câu hỏi để buổi phỏng vấn có sự tương tác


Đầu tiên, việc nghe các câu hỏi từ ứng viên sẽ giúp công ty đánh giá bạn có thực sự tâm huyết với công ty, hay buổi phỏng vấn hôm nay có ích với bạn hay không. Những câu hỏi mà bạn đặt ra vào lúc đó có khả năng khiến kết quả của bạn được "tăng" không kém đấy nhé. 

Sau phỏng vấn 


Gửi mail cảm ơn là một cách thể hiện sự trân trọng công sức của người phỏng vấn 


Gửi email cảm ơn công ty đã dành thời gian tham gia buổi phỏng vấn cũng là một trong những kỹ năng gây ấn tượng tốt cho công ty. Đừng quên công việc tuy nhỏ nhưng lại rất cần thiết này nhé các Dev. Biết đâu, nếu gặp "đối thủ" ngang hàng, công ty sẽ lựa chọn dựa trên thái độ và các kĩ năng cần thiết này thì sao?

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của SCUTI về Dev trong buổi phỏng vấn cần làm gì. Bài viết hi vọng các ứng viên lập trình của chúng ta sẽ nắm cho mình những kiến thức bổ ích nhất cũng như mẹo nhỏ tốt nhất giúp ứng tuyển thành công và thuận lợi.

Các Dev cũng đừng quên, SCUTI luôn sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập với chúng mình để chia sẻ nhiều kiến thức và kĩ năng hơn nữa nhé! Đăng kí ứng tuyển ngay TẠI ĐÂY với các vị trí và mức lương cực HOT!













If you liked this article

Let's subscribe the updates of Scuti!
Share on Google Plus

About Khushi

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Comments:

Post a Comment