Javascript is King - Kỳ 2

Bạn có thể xem lại kỳ 1 tại đây

Như kỳ trước ta đã đặt ra câu hỏi, liệu vì tính năng trang trí và làm tăng trải nghiệm người vì vậy mà nó phổ biến, có lẽ nào thống kê nào chỉ là những con số, không có ý nghĩa thực tế nào?

Ta sẽ cùng đi tìm tiếp lời giải

Ở thời kỳ đầu Js còn thô sơ, các trình duyệt mỗi trình duyệt hỗ trợ 1 kiểu. May thay Ajax và Jquery (2006) xuất hiện, JS dần mở rộng tới với nhiều người hơn. Kế tới là NodeJS (2009) ra đời, đã chính thức xác định rằng JS là một ngôn ngữ mạnh mẽ và linh hoạt nhất. Nó có thể viết được front-end lẫn back-end một cách dễ dàng và mạnh mẽ.


Với số lượng lơn các free JS framework và các thư viện như AngularJS (2009/2010 - google), ReactJS ( 2011 - fb), EmberJS, VueJs,.. theo như một thống kê thì gần 70 JavaScript framework.

Ngoài ra, không chỉ có sức mạnh và khả năng linh hoạt lớn trên nền tảng web application, Javascript còn là ngôn ngữ có thể viết các mobile app. Cũng dựa trên sức mạnh của các bộ framework, dùng thêm vs html và css, ta có thể dựng những ứng dụng mang lại trải nghiệm như native app thực thụ. Ví dụ như React Native. Hay có thể viết ứng dụng lai kiểu hybrid app ta có Ionic Framework


Thêm nữa, ta còn có thể viết các ứng dụng nhúng, cũng dựa trên các framework được phát triển. Viết các mã để điều khiển thiết bị dựa vào javascript. Theo như tôi biết thì bên fsoft hiện tại có làm các dự án như vậy, các dev viết code javascript để điều khiển hoạt động của các thiết bị.



Tựu trung lại: Một điều chắc chắn rằng ngôn ngữ các bạn đang yêu thích với riêng các bạn nó là vua, nhưng nếu xét chung các ngôn ngữ thì JS thực sự là một ngôn ngữ trường tồn và có tính ứng dụng trải rộng trên nhiều môi trường. Một ngôn ngữ dành cho tất cả mọi người, 1 dev web dù là front hay back tôi nghĩ đều có làm việc với JS it hay nhiều. 

Nhất là front-end dev, cần tìm 1 hướng đi để mở rộng nghề nghiệp và tăng giá trị của bản thân, có thể tận dụng được ngôn ngữ quen thuộc đã và đang làm việc. Điểm mạnh bạn ở đâu hãy phát huy từ đó. Nhưng ngoài những thứ dễ dàng đó, sức mạnh đó, việc quá nhiều frame và thư viện, cách viết, kiểu viết phân hóa, khiến đại đa số dev từ front đến dev đau đầu khi muôn tìm hướng đi. Không chỉ ở ta mà ở tây họ cũng thế.




Học gì, học như nào, con đường ra sao:

Tôi rất mong các bạn sẽ lựa chọn được một hướng đi tốt cho bản thân và sự nghiệp, tôi xin đưa ra 1 gợi ý nhỏ, cho con đường của những front-end dev để phát triển hơn về sự nghiệp bản thân.
  1. Lời khuyên đầu tiên, hãy học tốt Javascript thuần, nó như nền móng, đừng nóng vội cho một frame hay thư viện nào đó bóng bẩy hay hoành tráng.
  2. Hãy xem công việc của bạn hiện tại, học gì sẽ thúc đẩy nó và chính công việc cũng sẽ thúc đẩy việc học của bạn, Bạn làm front-end hay back-end, bạn đang làm các dự án cần dùng angualarJs, ReactJs hay nodejs? Và cầy về nó đi. Một trong số đó trong 1 thời điểm thôi nhé, xong cái nào học tiếp các khác, tôi nghĩ nó sẽ mất thời gian dài, nhwung nó xứng đáng. Trừ khi bạn là cao thủ võ lâm, ok bạn có khả năng, không có thời gian hãy cứ tu luyện vài cái 1, nhưng xin hãy viết sẵn di chúc.
  3. Học về chuẩn mới của Javascript (ES6). Trong bài nói chuyện này tôi k nói sâu về công nghệ JS, thời gian chúng ta k nhiều và thật sự tôi cần học thêm nhiều để có thể nói sâu hơn về ngôn ngữ này. Es6 (ECMAScript 6) là chuẩn mới cho JS. JS chúng ta đang dùng dựa trên chuẩn Es5 (ECMAScript 5). Khi có quá nhiều framework và khi mà Js code cả front lẫn back, như cầu cho sự nâng cấp ngôn ngữ và cách viết code trở nên tường minh và dễ viết hơn là 1 nhu cầu chính đáng, thúc đẩy việc ra chuẩn mới cho ngôn ngữ đó.
    Ngoài việc giúp code tường minh và dễ viết, chuẩn mới cũng cung cấp 1 số tính năng mới. ES6 vẫn còn là tương lai, do đó khi dùng bạn nên tìm hiểu về TypeScript . Hiện nhiều trình duyệt chưa hỗ trợ ES6 thì bạn đã có thể code theo chuẩn ES6 thoải mái trên Typescript và engine sẽ compile ra phiên bản tương thích như ES5 cho nhiều trình duyệt. Angular2 xây dựng dựa trên chuẩn Es6 và. Trong khuôn khổ của cuộc nói chuyện hôm nay, xin không so sánh hay nói sâu về nó, nhưng xin hãy học về nó khi có thể. Tôi sẽ cố gắng học hỏi và thu nạp kiến thức để đưa đến cho các bạn 1 bài nói chuyện thú vị hơn về chuẩn này vào lần sau.
  4. Sau đó thì tôi cho răng bạn đã có thể tung hoành giang hồ đi mây về gió rồi

Nếu có thể tôi sẽ quay lại với kỳ 3, sẽ là bài viết nói sâu hơn về chuẩn ECMAScript 6. Thanks!




If you liked this article

Let's subscribe the updates of Scuti!
Share on Google Plus

About Anonymous

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Comments:

Post a Comment