Vai trò của người quản lý trong việc tạo động lực cho nhân viên

 


Doanh nghiệp có phát triển hay không thì nhờ vào một phần quan trọng của nhân viên. Nhân viên là lực lượng nòng cốt giúp công ty phát triển, thực hiện kế hoạch do cấp trên đưa ra. Việc tạo động lực cho nhân viên là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản lý. Vậy, nhà quản lý cần làm gì để tạo động lực cho nhân viên?


1.Vai trò của người quản lý trong tạo động lực cho nhân viên
Nếu như động cơ thăng tiến trong công việc của nhân viên chưa thể thực hiện được thì họ sẽ hướng đến thực hiện những mục tiêu nhỏ hơn để đạt được mục tiêu, cho dù những mục tiêu nhỏ đó đã ở mức độ thỏa mãn rồi. Nhân viên luôn có nhu cầu thăng tiến và được công nhận sự đóng góp của mình đối với tổ chức. Vì thế, nhà quản lý cần nắm được những nhu cầu thiết yếu của nhân viên để có thể thỏa mãn họ ở cùng một thời điểm.

Người quản lý có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt kịp thời nhu cầu của nhân viên trước khi nhu cầu đó bị chuyển đổi khi chính bản thân người nhân viên đó cảm thấy nhu cầu của mình không thể được thực hiện trong điều kiện này, và từ đó chuyển đổi sang nhu cầu khác. Nắm bắt được điều này, nhà quản lý sẽ kịp thời khơi dậy động lực trong mỗi người, tạo ra niềm hy vọng cho nhân viên để họ cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Việc tạo động lực cho nhân viên thực chất là việc thôi thúc, nắm bắt tâm tư tình cảm, khơi dậy những mong muốn của họ để cho họ thấy rằng khi họ cố gắng làm việc thì họ sẽ đạt được những mong muốn của họ.

Khi nắm được các động cơ của nhân viên thì sẽ biết cách để kết hợp được giữa mục tiêu của nhân viên và mục tiêu của công việc để điều chỉnh cho phù hợp

2. Người lãnh đạo có thể làm gì?
Trở lại với câu hỏi là một người lãnh đạo bạn có thể làm gì để tạo động lực làm việc cho nhân viên, chúng ta hãy tóm tắt lại những việc có thể làm. Tạo ra một môi trường làm việc hợp lý Môi trường làm việc của một doanh nghiệp được xác định bởi các chính sách quản lý và thái độ của mỗi nhân viên. Người lãnh đạo luôn có ảnh hưởng nhất định đối với môi trường làm việc của nhóm hoặc bộ phận mà họ trực tiếp phụ trách. Nếu bạn thực hiện một phong cách cởi mở và chia sẻ trong công việc thì hầu như chắc chắn những người khác cũng làm như vậy. Tuy nhiên đừng mong đợi sự thay đổi kỳ diệu sẽ diễn ra ngay tức khắc! Khen thưởng cho nhân viên nếu họ xứng đáng

Nâng cao giá trị thực của công việc: Chúng ta biết rằng tầm quan trọng của công việc là một yếu tố quan trọng tạo ra động lực làm việc cao. Một trong các chức năng của người lãnh đạo là chỉ cho nhân viên thấy được giá trị hiện hữu của công việc họ đang làm cũng như kết quả công việc của họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác như thế nào.

 Cập nhật thông tin cho nhân viên:  Nhân viên thường thích được tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động trong doanh nghiệp; và họ rất quan tâm tới những sự việc hay báo cáo liên quan đến công việc của họ. Với vai trò trưởng nhóm, bạn có thể giúp họ nắm bắt được những bước phát triển của doanh nghiệp.
  
Phân công công việc một cách công bằng: Một yếu tố có thể làm giảm động lực làm việc của nhân viên là sự không công bằng trong phân công công việc: “Cô ấy làm tất cả những việc dễ còn tôi thì phải đương đầu với những công việc kinh khủng nhất”. Chẳng có gì ngạc nhiên với những phản ứng như vậy. Như đã nói trên, địa vị là một yếu tố duy trì, cảm nhận về sự không công bằng trong phân công công việc thường được hiểu như là sự phân biệt về vị trí giữa người này với người khác.
3. Cách tạo lửa cho nhân viên

Làm cho công việc trở nên vui nhộn: Có thể bạn không đồng ý với đề nghị này. Đa số mọi người đều cho rằng công việc là quan trọng và phải làm một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể thư giãn, vui vẻ với vài mẩu chuyện hài hước. Nếu bạn làm cho công việc trở nên vui nhộn, bạn sẽ khích lệ nhân viên của bạn rất nhiều. 

Quan tâm đến điều kiện làm việc của mọi người: Trong số chúng ta rất ít người có may mắn được làm việc trong một môi trường lý tưởng, môi trường mà tất cả những gì chúng ta cần đều sẵn có. Có thể bạn không có khả năng đem đến cho nhân viên những điều kiện làm việc như bạn muốn. Nhóm của bạn có thể bao gồm một hoặc một số dạng nhân viên, chẳng hạn như: nhân viên hợp đồng ngắn hạn, nhân viên làm bán thời gian, nhân viên tạm thời.Nhân viên tạm thời và nhân viên làm bán thời gian có thể cảm thấy họ không phải là một phần của nhóm, và người ta thường nghĩ rằng ngoài chuyện tiền lương thì không cần phải tạo động lực làm việc nào cho họ nữa. Nếu bạn dành một chút thời gian để cung cấp cho họ những thông tin cơ bản và cho họ thấy bạn coi trọng sự đóng góp của họ, bạn sẽ ngạc nhiên vì họ trở nên nhiệt tình hơn. 

Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên: Đối với nhiều nhân viên, yếu tố hấp dẫn chính của công việc là cơ hội để phát triển và học hỏi. Điều này đặc biệt đúng với những người trẻ tuổi và khi mức lương rất thấp (hoặc làm không lương). Bạn có thể: tìm kiếm những cơ hội ở trong nhóm hoặc ở các bộ phận khác trong doanh nghiệp phù hợp với nhân viên; 1 cung cấp thông tin và huấn luyện nhân viên để họ có thể phát huy năng lực của mình; • khuyến khích và giúp đỡ nhân viên tiếp cận những cơ hội thích hợp.

Tránh đe dọa về sự ổn định của công việc: công việc không ổn định là một mối đe dọa và là một yếu tố làm giảm động lực làm việc. Chúng ta đã biết, hầu hết mọi người không cho rằng có công ăn việc làm là một động lực làm việc nhưng đa số lại cảm thấy rất chán nản nếu có nguy cơ bị mất việc. 

Nêu rõ mục tiêu và nhiệm vụ:  Dù nhân viên có tính tự chủ cao thì việc nhắc nhở họ về mục tiêu phải hướng tới vẫn là điều cần thiết. Có được một mục đích làm việc rõ ràng sĩ tạo ra động cơ làm việc tốt.


4. Tạo động lực trong các trường hợp khó khăn
  • Tìm kiếm thông tin và trong khả năng của mình, bạn đưa ra một bức tranh của công ty càng rõ càng tốt bởi vì băn khoăn lo lắng thường dẫn đến những nghi ngờ và những tin đồn đại sẽ lan nhanh khi không có thông điệp nào rõ ràng từ phía công ty. 
  • Lạc quan đối phó với những tin thất thiệt để động viên nhân viên làm việc tốt và lên kế hoạch cho tương lai.
  • Giao cho nhân viên những công việc có ý nghĩa - điều này giúp cho họ thấy rằng khi những người khác bị mất việc thì họ lại không thiếu việc để làm - tuy nhiên đừng làm họ ngập đầu trong công việc. 
  • Đối với những nhân viên còn được giữ lại sau khi bạn bè và đồng nghiệp của họ đã bị mất việc, bạn lưu ý và chủ động nói chuyện với họ để loại bỏ những suy diễn tiêu cực. • 
  • Chia sẻ với nhân viên và xây dựng những mối quan hệ tương hỗ mới. 
  • Tôn trọng lẫn nhau.


Nhân sự là yếu tố hàng đầu quyết định thành công hay thất bại cho công ty. Sản phấm, Dịch vụ, Ý tưởng, Đổi mới,…đều bắt nguồn từ con người. Bởi vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề con người luôn là trọng tâm, kéo theo là yêu cầu tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích nhân viên.

Bài viết đã liệt kê ra một vài cách hữu ích cho các nhà lãnh đạo, quản lý khuyến khích nhân viên, từ đó có thể nâng cao hiệu quả trong công việc.

Mỗi người đều khác nhau, vì vậy một điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu điều gì thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất, và đối xử với mỗi người họ theo những cách khác nhau.

Ngoài ra, là một người lãnh đạo, bạn cũng cần chú ý đến việc đào tạo, phát triển kỹ năng của những người quản lý – những người trực tiếp dẫn dắt nhân viên. Họ - những người quản lý cần được trang bị đầy đủ các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết, có tinh thần vì lợi ích chung của cả tổ chức cũng như quan tâm đến lợi ích cá nhân mỗi thành viên.

If you liked this article

Let's subscribe the updates of Scuti!
Share on Google Plus

About Ha Huong

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Comments:

Post a Comment