Học gì để trở thành một Front-end Developer giỏi nhỉ?
Gần đây, tôi được rất nhiều người hỏi rằng: Nên học gì để trở thành một front-end developer? Làm thế nào để học front-end trong khi có quá nhiều thứ phải học? Tất cả các công nghệ React, Angular, Vue.js, jQuery, Javascript, thậm chí là Bootstrap đang xuất hiện khắp mọi nơi.
Bạn đang đau đầu vì có quá nhiều thứ cần phải học, mà không biết bắt đầu học từ đâu, học như thế nào để trở thành một Developer giỏi đây.
1. Front-end là gì và front-end developer làm gì?
Front-end là một phần của ứng dụng, là phần thiết kế mà người dùng có thể nhìn thấy. Nói theo kiểu của dân IT thì, Front-end chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu từ người dùng, chuyển đến back-end và hiển thị dữ liệu back-end đến người dùng.
Front-end developer còn một nhiệm vụ nữa đó là chịu trách nhiệm triển khai thiết kế.
Vậy, một người cần phải có những kỹ năng gì để trở thành một front-end developer giỏi?
2. Bắt đầu với HTML
HTML được xem như là khung xương của một giao diện website, điển hình như là WordPress, hay Facebook, hay bất cứ website nào. HTML sẽ giúp chúng ta xác định bố cục trên mỗi website và đánh dấu lại các phần đó bằng các thẻ nhất định, sau đó nó sẽ tự xác định mỗi đối tượng được đánh dấu mang một vài trò riêng trong website.
HTML (HyperText Markup Language) dịch sang tiếng việt có nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. HTML là cầu nối của sự giao tiếp giữa người dùng và trình duyệt, giúp trình duyệt hiểu được cách thức hiển thị trang web. Hay nói một cách dễ hiểu thì khi trình duyệt đọc thấy 1 kí tự A, nó chỉ đơn thuần hiển thị A, chứ không thể biết bạn muốn tô đậm, in nghiêng, hay màu mè hoa lá thế nào cả. Chính lúc đấy, bạn cần HTML, thông qua việc sử dụng các thẻ HTML.
Chỉ cần mất khoảng 1 tuần để học và thực hành HTML, bạn có thể tạo dự án đầu tiên trong HTML. Tiếp theo, đây là kỹ năng tiếp theo bạn cần phải có.
3. Tiếp tục với CSS
Về CSS, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nếu HTML đóng vai trò định dạng trên website như tạo ra các đoạn văn bản, các tiêu đề, bảng,…thì CSS sẽ giúp chúng ta “làm màu” như đổi màu chữ, thay đổi cấu trúc, thay đổi màu sắc trang...
Với HTML và CSS, bạn có thể tạo các trang web, trang tổng quan, giao diện người dùng người dùng đẹp mắt. Bạn càng tạo nhiều bao nhiêu thì kiến thức của bạn càng tốt.
Tại thời điểm này, sẽ rất tốt nếu bạn tìm hiểu CSS Framework như Bootstrap hoặc UI Semantic hoặc Foundation. Đừng sợ, chỉ cần học một trong số CSS Framework trên là bạn đủ để biết cách sử dụng tất cả rồi. Tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ Bootstrap bởi vì nó phổ biến nhất và rất nhiều công ty sử dụng nó.
4. Tìm hiểu sâu hơn với Javascript
Kiến thức cơ bản vè HTML và CC, bạn đã có thểcó thể giúp bạn tạo được website đơn giản.
Nhưng nếu bạn mong muốn 1 website sinh động và phức tạp hơn, bạn cần Javascript.
Javascript là ngôn ngữ lập trình đơn giản, nhưng cực kì mạnh mẽ và phổ biến cho lập trình web.
Có nhiều phương pháp để học Javascript, và tốt nhất là để người học được tự tay mày mò trong suốt quá trình tìm hiểu.
5. Sử dụng các JS framework
Hiện tại, có ba framework phổ biến nhất trong lĩnh vực IT: React, Angular và Vue. Hãy cùng xem xét kỹ hơn về chúng:
ReactJS
ReactJS là một opensource được phát triển bới Facebook. Bản thân nó là một JavaScript library dùng để xây dựng user interface.
React cung cấp một phương thức dễ dàng để xây dựng giao diện thông qua việc phát triển các component và kết hợp chúng lại với nhau.
Nó cũng cung cấp một phương thức trừu tượng hoá DOM để tối ưu việc rendering cũng như cho phép có thể render thông qua Node.js.
Angular
AngularJS là framework phổ biến nhất, được nhiều developer sử dụng để xây dựng phần frontend
cho những web application có phần frontend phức tạp. Nó là một opensource được hỗ trợ bởi Google.
Bất kể khi nào bạn cần xây dựng một web application có phần frontend phức tạp, và cần sử dụng
một framework có thể handle tất cả mọi thứ, thì có thể dùng Angular.
Vue.js
Vue (phát âm là /vjuː/, giống view) là framework linh động dùng để xây dựng giao diện người dùng ( UI ).
Không giống các monolithic framework. Core của Vue chỉ tập trung vào lớp giao diện mà và nó rất dễ để
làm quen hay tích hợp với các thư viện hoặc các project có sẵn. Hơn nữa, Vue cũng đáp ứng được dễ
dàng nhu cầu xây dựng những ứng dụng một trang (SPA - Single-Page Applications) với độ phức tạp
cao hơn nhiều.
6. Cuối cùng là Git
Git là tên gọi của một Hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS)
là một trong những hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay. DVCS nghĩa là hệ thống
giúp mỗi máy tính có thể lưu trữ nhiều phiên bản khác nhau của một mã nguồn được nhân bản (clone) từ
một kho chứa mã nguồn (repository), mỗi thay đổi vào mã nguồn trên máy tính sẽ có thể ủy thác (commit)
rồi đưa lên máy chủ nơi đặt kho chứa chính. Và một máy tính khác (nếu họ có quyền truy cập) cũng có thể
clone lại mã nguồn từ kho chứa hoặc clone lại một tập hợp các thay đổi mới nhất trên máy tính kia. Trong Git,
thư mục làm việc trên máy tính gọi là Working Tree.
Nói một cách đơn giản thì Git sẽ giúp bạn lưu lại các phiên bản của những lần thay đổi vào mã nguồn và
có thể dễ dàng khôi phục lại dễ dàng mà không cần copy lại mã nguồn rồi cất vào đâu đó. Và một người
khác có thể xem các thay đổi của bạn ở từng phiên bản, họ cũng có thể đối chiếu các thay đổi của bạn
rồi gộp phiên bản của bạn vào phiên bản của họ. Cuối cùng là tất cả có thể đưa các thay đổi vào mã nguồn
của mình lên một kho chứa mã nguồn.
Có thể những thông tin trên tôi đưa ra chưa đủ được đầy đủ vì sự giới hạn kiến thức của mình nhưng
tôi tin là những kiến thức trên có thể giúp bạn phần nào trong việc học. Tránh tình trạng học lan man,
cái gì cũng biết, nhưng mọi kiến thức đều nông, và không đúng mục tiêu của bạn.
0 Comments:
Post a Comment