Những loại kiểm thử phần mềm hiện có và lưu ý khi sử dụng (Part 2)

Một sản phẩm, để đến tay người sử dụng, không biết đã phải tham gia bao nhiêu lần kiểm thử mới thành công? Để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tối ưu, hiệu quả cao, thì kiểm thử là một bước vô cùng quan trọng không thể thiếu. Sau đây là những review và cảm nhận về 9 cách kiểm thử  phần mềm còn lại tiếp nối 8 cách đã được nói qua ở part 1.

9.Test chức năng  (functional testing)


Phương pháp kiểm thử này giúp chúng ta kiểm tra xem chức năng mà ta đã tạo ra có đáp ứng đúng yêu cầu đã đề ra hay không.
Các bước thực hiện gồm có: review bản thông số kĩ thuật, cho hệ thống chạy cùng với trình tự thực hiện công việc trên thực tế, rồi mới từ đó quyết dịnh xem các chức năng đã đạt yêu cầu hay chưa. Chính vì thế, chúng ta phải kiểm tra các chức năng đó một cách nghiêm túc, khách quan.

10. Test ngẫu nhiên (random testing)



Phương pháp kiểm thử này được thực hiện một cách ngẫu nhiên.  Khi so sánh với các phương pháp khác, phương pháp test ngẫu nhiên này không mang lại hiệu quả cao. Có những trường hợp test cho thử một giá trị random đối với một input, hoặc test sau khi đã gom được hết bug lại.  Đây là cách kiểm thử giúp ta có thể check được hệ thống một cách tổng quan khi không thực hiện các cách test chính thống.

11. Test khối lượng lớn (large capacity testing)

Đây là phuơng pháp kiểm thử chuơng trình bằng cách cho chương trình xử lý một luợng dữ liệu lớn. Phuơng pháp này nhằm mục đích kiểm tra để đảm bảo: chương trình đó không chỉ xử lý được dữ liệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà còn phải là một chương trình đủ tốt để có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ.
Phuơng pháp test này tuơng đối tốn thời gian và tài nguyên nên truớc khi thực hiện cần có một kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ.

12.  Test tính ổn định hệ thống (stress testing)


Phương pháp kiểm thử này nhằm mục đích kiểm tra về khả năng chịu tải của chương trình.  Phương pháp này khá giống phuơng pháp kiểm thử khối lượng lớn, nhưng ở phuơng pháp này còn thực hiện kiểm tra xử lý data có dung lượng lớn nhất trong một thời gian ngắn.Đặc trưng của phương pháp này là cần xác định rõ các mục tiêu như cách thức,nơi chịu tải rồi mới thực hiện. Tùy theo từng trường hợp mà khi cần, ta phải tạo ra môi trường giống với khi chương trình hoạt động trên thực tế nên khá tốn thời gian. Đây là phương pháp kiểm thử vô cùng quan trọng, những bug không bị tìm ra bởi phương pháp này sẽ là những bug gây ra hậu quả khôn lường.

13. Test tính hữu dụng của phần mềm (usability testing)


Phương pháp kiểm thử này giúp ta kiểm tra xem hệ thống có thân thiện với người dùng hay không. Tính hữu dụng của phần mềm bao gồm : chức năng của phần mềm có đáp ứng nhu cầu sử dụng của nguời dùng hay không, giao diện có thiết kế tiện lợi hay không, các vấn đề liên quan đến UI, UX, lý thuyết màu sắc, xu huớng thiết kế,...Khi test tính hữu dụng của phần mềm đôi khi không chỉ là test từng chức năng mà phải test cả một quy trình mà phần mềm thực hiện.

14. Test bảo mật (security testing)


Phuơng pháp này kiểm tra xem hệ thống bảo mật mạnh đến mức nào. Về cách test, cũng có phương pháp penetration test, gọi là đánh giá bảo mật. Test sẽ xác minh khả năng bảo mật bằng cách trực tiếp tấn công hệ thống trên thực tế. Điểm đặc trưng của phương pháp này là sẽ viết các test case dựa trên những vấn đề bảo mật của các hệ thống tương tự, tuy nhiên đa phần là sử dụng các tool.

15. Test cấu hình (configuration testing)

Phương pháp kiểm thử này sẽ thực hiện kết hợpcác chương trình vào trong hệ thống. Trong test này, chúng ta sẽ kiểm tra xem khi phần mềm kết hợp với OS, hay điện gia dụng kết hợp với TV, BD recorder, home theater... thì có sử dụng được không . Còn nếu là hệ thống điều trị từ xa trong y tế thì càng cần phải test cấu hình trong thực tế của hệ thống. 

16. Test phục hồi (recovery testing)



Phương pháp kiểm thử này xác nhận xem các chức năng có thể phục hồi được hay không, bằng cách thực hiện test xem hệ thống được phục hồi như thế nào sau khi cho lỗi vào hệ thống. Cho dù các chức năng có phục hồi một cách tự động hay không, mục đích chính vẫn là tìm ra trình tự phục hồi và hạn chế MTTR đến mức nhỏ nhất. Điểm đặc trưng của phương pháp này tập trung vào cách thực hiện lỗi ra sao.

17. Test chấp nhận (acceptance testing)


Phương pháp kiểm thử này không tìm những thiếu sót về chương trình, mà tìm các lỗi lúc cài đặt, xác nhận xem cấu hình hardware hay các file, các trật tự có phù hợp hay không, và tìm ra các thiết sót từ lúc manual review đến khi thực hiện trong thực tế.

Nguồn tham khảo:  http://shanon-tech.blogspot.com/2011/05/blog-post.html

If you liked this article

Let's subscribe the updates of Scuti!
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Comments:

Post a Comment