Python có rất nhiều methods cho đối tượng chuỗi dùng để xử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ như trong bài [Basic Python][#2]-Strings mình đã có nhắc tới phương thức Format() - , lower(), upper(),.. Bạn có thể xem lại ở link sau:
http://blog.scuti.asia/2018/04/basic-python-chuoi-trong-python-2.html
Tuy đã được giới thiệu sơ lược ở trong các bài trước, nhưng do giới hạn ở các bài trước không thể nói đầy đủ. Vì vâỵ với loạt bài sau đây mình sẽ giới thiệu chi tiết và đầy đủ các methods làm việc với Python String.
Tuy đã được giới thiệu sơ lược ở trong các bài trước, nhưng do giới hạn ở các bài trước không thể nói đầy đủ. Vì vâỵ với loạt bài sau đây mình sẽ giới thiệu chi tiết và đầy đủ các methods làm việc với Python String.
Python String capitalize()
Trong Python, phương thức capitalize() chuyển đổi ký tự đầu tiên của chuỗi thành chữ hoa (chữ hoa).
Syntax của capitalize() method như sau:
string.capitalize()
|
Lưu ý:
Đối tượng capitalize() không có tham số truyền vào
Đối tượng capitalize() không có tham số truyền vào
Khi sử dụng đối tượng capitalize(), các chữ cái trong chuỗi trừ chữ cái đầu sẽ tự động trở thành chữ viết thường
Nếu chữ cái đầu của chuỗi đã là viết hoa hoặc không phải chữ thì chuỗi trả về sẽ giống chuỗi đầu.
Python String center()
Phương thức center() giúp bạn căn giữa chuỗi ký tự của bạn bằng khoảng trắng (giá trị mặc định) hoặc các ký tự bạn muốn truyền vào
Syntax của center() method như sau:
string.center(width[, fillchar])
|
Các tham số tryền vào:
width: tổng chiều dài của chuỗi ký tự mới bạn muốn tạo ra. Bao gồm cả chuỗi gốc của bạn và ký tự truyền vào
fillchar: Ký tự truyền vào của bạn, tham số này là tuỳ chọn, bạn có thể thêm vào hoặc không. Lưu ý bạn chỉ có thể truyền vào ký tự đơn chứ không thể truyền vào 1 string cho tham số này
Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn:
Chuỗi gốc: 0123456789
With: mình truyền vào nếu bằng 10, sẽ k có bất kỳ thay đổi nào vì chuỗi mới bằng đúng với độ dài chuỗi gốc nên không thể thêm khoảng trống hoặc ký tự mới để giúp chuỗi gốc căn giữa.
fillchar: truyền ký tự @ vào cho dễ nhìn
Kết quả chạy câu lệnh sẽ như sau:
Vậy nếu ta thay With thành 11 thì sao?
Chuỗi mới sẽ trả về là 1 chuỗi gồm 11 ký tự bao gồm 10 ký tự gốc và 1 ký tự @. Ký tự @ sẽ xuất hiện đầu chuỗi. và nếu với with 13 bạn sẽ thấy có 2 dấu @ ở đầu chuỗi và chỉ 1 dấu @ ở cuối chuỗi. Ngoài ra bạn còn có thể thấy rằng khi tôi sửa ký tự @ thành chuỗi @@ sẽ có báo cú pháp sai (TypeError: must be char, not str) Báo error này nói rằng bạn cần sử dụng ký tự đơn chứ không phải một chuỗi.
Chuỗi mới sẽ trả về là 1 chuỗi gồm 11 ký tự bao gồm 10 ký tự gốc và 1 ký tự @. Ký tự @ sẽ xuất hiện đầu chuỗi. và nếu với with 13 bạn sẽ thấy có 2 dấu @ ở đầu chuỗi và chỉ 1 dấu @ ở cuối chuỗi. Ngoài ra bạn còn có thể thấy rằng khi tôi sửa ký tự @ thành chuỗi @@ sẽ có báo cú pháp sai (TypeError: must be char, not str) Báo error này nói rằng bạn cần sử dụng ký tự đơn chứ không phải một chuỗi.
Kết quả chạy câu lệnh sẽ như sau:
Để căn giữa 1 cách tốt nhất bạn có thể đếm số lượng ký tự của chuỗi gốc và cộng thêm bao nhiêu with theo ý bạn muốn. Tính toán là lợi thế của Python mà.
Python String count()
Phương thức string count() trả về số lần xuất hiện của chuỗi con trong chuỗi đã cho
Phương thức count() sẽ tìm kiếm chuỗi con trong chuỗi đã cho và trả về số lần chuỗi con đó xuất hiện.
Syntax của count() method như sau:
string.count(substring, start=..., end=...)
|
Các tham số tryền vào:
substring: ký tự hoặc chuỗi bạn muốn ktra.
Start, end là index của điểm bắt đầu và kết thúc của chuỗi bạn muốn ktra.
Ví dụ: Bạn có 1 chuỗi “Hoc Python that vui qua di!”
Tôi sẽ check xem trong chuỗi này có bao nhiêu chữ “t”
Câu lệnh sẽ như sau:
Kết quả bạn nhận được sẽ là 3, nhưng nếu bạn chỉ muốn check trong 1 phạm vi index nào đó, bạn sẽ sử dụng tới tham số Start và End, như sau:
Lưu ý: bạn có thể chọn 1 khoảng giữa của chuỗi gốc ví dụ như `string.count(’t’, 5,15)` hoàn toàn bình thường, khi đó chuỗi được ktra không phải từ đầu và kết thúc ở cuối nữa mà sẽ là chuỗi có index từ 5 tới 15.
Còn tiếp…
0 Comments:
Post a Comment