6 Nguyên Tắc Ứng Xử Thúc Đẩy Sự Nghiệp Của Bạn

Bất cứ ai muốn trở thành một đồng nghiệp mẫu mực thì cần phải có một phong cách làm việc chuyên nghiệp và có nguyên tắc ứng xử nhất định.
Để thấy được tham vọng về sự nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải hành động một cách chính trực và biết tôn trọng người khác. Bạn có thể nghĩ rằng những người tốt sẽ xếp cuối cùng, nhưng cách tiếp cận này chính là nền tảng cho sự thành công lâu dài trong sự nghiệp của bạn (và nơi làm việc của bạn).

1. Chú trọng ngoại hình của bạn

Dù bạn có làm việc ở đâu, trong môi trường nào đi nữa thì đều cần tuân thủ một nguyên tắc là phải gọn gàng, có tổ chức và chuyên nghiệp. Trang phục sẽ góp phần xây dựng hình tượng chuyên nghiệp, đồng thời phản ánh môi trường cùng vị trí công tác của bạn.

Thử nghĩ xem, mọi người sẽ đánh giá ra sao nếu bạn mặc một bộ quần áo nhàu nhĩ tới nơi làm việc? Không thể nghi ngờ, bạn sẽ trở thành một người thiếu nghiêm túc. Đồng nghiệp, cấp trên sẽ đặt ra câu hỏi liệu bạn có thực sự để tâm tới công việc hay không. Tất cả những điều này sẽ cản trở sự thăng tiến của bạn.

Tất nhiên, quy định về trang phục giữa các ngành không giống nhau. Chẳng hạn như công ty quảng cáo chắc chắn sẽ có trang phục sáng tạo, đời thường hơn so với một công ty luật hay tổ chức tài chính.

Tuy nhiên, người ta nói rằng nếu bạn không mặc trang phục của quản lý, bạn sẽ không bao giờ trở thành quản lý. Vì thế, hãy mặc trang phục phù hợp với vị trí công tác mà bạn muốn.

Và việc chú ý tới cách ăn mặc của đồng nghiệp chính là một cách thức hay để bạn có thể đánh giá xem trang phục của mình đã phù hợp hay chưa.

2. Chăm chút tốt bản thân

Vấn đề cụ thể mà chúng ta bàn ở đây là vệ sinh. Để có thể dậy sớm vào buổi sáng quả thực là một thách thức nhưng hãy cố gắng dành ra một chút thời gian để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi đi làm.

Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi thấy đồng nghiệp phải chịu đựng vì mùi cơ thể hay mùi mồ hôi phát ra từ chỗ ngồi của bạn ?  Bởi thế, dành thời gian sáng sớm để chuẩn bị mọi thứ tưởng chừng chỉ là việc nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới hình ảnh chuyên nghiệp của bạn.

Đồ ăn cũng vậy. Không ai muốn văn phòng của mình đầy mùi cá cả nên nếu bạn đã chót hâm nóng phần cá hồi còn dư, hãy ăn trong nhà bếp.

3. Tôn trọng thời gian của đồng nghiệp

Đồng nghiệp của bạn, ai cũng vậy, đều bận rộn. Họ cần thời gian để giải quyết rất nhiều công việc mỗi ngày. Vậy nên, hãy tôn trọng thời gian biểu của họ.



Có thể bạn thấy rằng đồng nghiệp trò chuyện với nhau là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, khi họ không còn hứng thú tiếp tục nói chuyện với bạn nữa nhưng lại quá lịch sự để có thể yêu cầu bạn ra chỗ khác, họ sẽ thường có những dấu hiệu như đọc email - quay trở lại làm việc hay trả lời lẩm bẩm, cụt lủn. Hãy tinh ý nhận ra những tín hiệu này và biết ý dời đi.

Nếu bạn được mời tham dự một cuộc họp, hãy chắc chắn là bạn đến đúng giờ hoặc sớm hơn. Đến trễ không chỉ khiến thời gian bắt đầu mà cả thời gian kết thúc cuộc họp cũng bị trì hoãn hay cũng sẽ khiến cuộc họp bị gián đoạn. Trong trường hợp bạn không thể tới tham gia, hãy thông báo cho họ biết trước.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh sử dụng điện thoại di động trong khi họp bởi được mời tham gia cuộc họp đồng nghĩa với việc bản thân bạn được đánh giá cao. Vì thế, dù có nhận được các email quan trọng, các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn WhatsApp thì điều quan trọng cần làm là để chúng sang một bên và tập trung chú ý vào cuộc họp. Những hành động đó cho thấy sự quan tâm của bạn và cũng là cái để người khác đánh giá bạn.

4. Tách biệt rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân

Mọi nơi làm việc đều sẽ có ít nhất một người (hoặc hơn), một đồng nghiệp liên tục nhận những cuộc điện thoại cá nhân tại bàn làm việc. Bởi vậy, mọi người ai cũng đều biết hết những điều riêng tư trong cuộc sống của anh ta. Bạn đừng trở thành kiểu người như vậy.

Và nếu bạn nghe lỏm được cuộc trò chuyện của một ai đó, đừng tiếp tục hỏi han chi tiết mọi thứ. Có thể họ không hề biết rằng mọi người đều đã nghe về vấn đề sức khỏe của con họ và sẽ coi sự quan tâm của bạn là một sự xâm phạm tới đời sống riêng tư của họ.

Bạn muốn duy trì mối quan hệ hài hòa nhất có thể với đồng nghiệp của mình. Xét cho cùng thì đồng nghiệp không phải là những người bạn mà bạn muốn ngừng gặp mặt là có thể ngừng. Hãy nghĩ xem, khi bạn phá vỡ một mối quan hệ, sẽ khó khăn và bối rối cỡ nào khi thấy người kia mỗi ngày?

Để kết thúc, hãy tránh tiết lộ quá nhiều cuộc sống riêng tư của bạn. Hãy nghĩ về nó khi bạn đi chơi với người thân ở xa trong những ngày nghỉ lễ và tốt nhất là hãy tránh những chủ đề như tôn giáo và chính trị.

Chắc chắn, sẽ có những lúc mà cuộc sống riêng tư của bạn sẽ xâm phạm tơi công việc nhưng hãy thận trọng kiểm soát mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu suất làm việc của bạn. Nếu ở nhà có việc khẩn cấp - một đứa con bị bệnh, một ống dẫn nước bị vỡ - sẽ ổn nếu bạn tới trễ hay về sớm. Mặt khác, nếu bạn đã uống quá nhiều bia vào đêm hôm trước, bạn sẽ phải vượt qua cảm giác mệt lả đó và đi làm vào sáng hôm sau.

5. Có trách nhiệm

Tự làm chủ thái độ và hành vi của bạn. Trẻ nhỏ(và các chính trị gia) có thể chưa cần đối mặt nghiêm túc với việc chịu trách nhiệm, bởi lẽ họ còn đang bận xoay xở với vô vàn những vấn đề “ lớn lao” khác. Người lớn, dĩ nhiên, cần phải biết rõ hơn về vấn đề “ trách nhiệm” này.

Ví dụ: Nếu bạn thường xuyên đi làm muộn vì những lý do như tắc đường hay hỏng xe,thì hãy thử một tuyến đường khác, đi phương tiện công cộng hoặc rời khỏi nhà sớm hơn.

Khi bạn đã phạm phải một sai lầm nào đó trong công việc của mình, hãy nhớ, đừng bào chữa. Bởi những hành động như thế sẽ để lại ấn tượng xấu cho người khác về tính cách của bạn, thay vì những khả năng của bạn đã được thể hiện qua công việc. Quan trọng hơn, đừng phản bội lại lòng tin của đồng nghiệp hay quản lý, bởi nó không chỉ ảnh hưởng xấu tới cách nhìn nhận của người khác dành cho bạn, mà nó còn dễ dàng phá hỏng các mối quan hệ.
6. Để tâm tới cả những vấn đề nho nhỏ

Trong cuộc sống và công việc, luôn xuất hiện những điều nhỏ nhặt quan trọng. Chỉ cần một vài hành động đơn giản, bạn sẽ có thể giúp bầu không khí trong phòng làm việc thêm phần thân thiện hơn nhiều.

Tôn trọng và đối xử tử tế với tất cả mọi người.

Nếu bạn sử dụng một thứ gì đó, như cà phê từ bình lọc hoặc giấy trong máy in, hãy nhớ dành vài phút bổ sung lại chúng để tiện cho người dùng sau.

Khi bạn đang ở trong thang máy, hãy giữ cửa và chờ đồng nghiệp cùng đi. Đừng đóng cửa và nói lời xin lỗi một cách không chân thành với những người đồng nghiệp còn đang mắc kẹt của bạn.

Tạo ngạc nhiên cho đồng nghiệp. Với một người đồng nghiệp đã từng giúp bạn, hãy thể hiện lòng biết ơn bằng một ly cà phê hoặc một bữa ăn trưa phù hợp. Hoặc nếu họ phải đến một buổi gặp mặt dài quan trọng, hãy mang theo một hộp bánh rán hoặc bánh nướng nhỏ.

Không thể nghi ngờ rằng một cơ quan làm việc có thể trở thành một môi trường đầy căng thẳng. Để hành xử và được tôn trọng, hãy ghi nhớ một quy luật Vàng rằng, hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử.

If you liked this article

Let's subscribe the updates of Scuti!
Share on Google Plus

About Anonymous

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Comments:

Post a Comment