Nâng cao hiệu quả tuyển dụng thông qua tương tác với ứng viên

Tương tác với ứng viên trong quá trình tuyển dụng không phải là vấn đề dễ dàng và đơn giản. Rất nhiều đơn vị tuyển dụng đã đánh mất ứng viên tài năng vì chậm trễ trong quá trình liên hệ với ứng viên hoặc bỏ sót thông tin giới thiệu về vị trí công ty đang thiếu do chưa cập nhật thông tin trên website. Nhà tuyển dụng luôn phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến quy trình tuyển dụng và nâng cao hiệu quả công việc thông qua sử dụng ứng dụng công nghệ, sự hỗ trợ của mạng xã hội hay đội ngũ tuyển dụng viên.

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các lỗi trong quy trình tương tác với ứng viên và cách khắc phục.
  1. Nội dung trang tuyển dụng nghèo nàn, không đầy đủ thông tin. Ngoài việc sử dụng các website dịch vụ hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, đội ngũ tuyển dụng nên thường xuyên cập nhật các vị trí đang thiếu hụt nhân sự trên website chủ của công ty, ít nhất 2 tuần nên làm mới tin tuyển dụng một lần đối với các vị trí cần tuyển dụng thường xuyên. Ngoài ra, nội dung tuyển dụng cũng rất quan trọng để thu hút ứng viên, nội dung cơ bản cần bao gồm yêu cầu về trình độ chuyên môn, các kỹ năng phụ cần có hay các chính sách đãi ngộ và mức lương. Hãy cung cấp cho ứng viên các thông tin nhiều nhất có thể!
  2. Hạn chế về mặt theo dõi thông tin ứng viên. Nhân viên tuyển dụng nào cũng đã từng trải qua những ngày đầu đi xin việc và cũng hiểu sự ngóng đợi tin phản hồi của nhà tuyển dụng. Tại mỗi bước trong quy trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng nên thiết kế email phản hồi tự động để thông báo tiến trình hoặc kết quả của ứng viên nâng cao khả năng tương tác. Việc này không chỉ giúp ứng viên biết được kết quả tuyển dụng mà còn giúp nhà tuyển dụng gây ấn tượng bằng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chu đáo và nhiệt tình.
  3. Thiếu minh bạch. Giống như ở trên, việc thiếu thông tin hoặc đưa các thông tin tuyển dụng mập mờ cũng khiến ứng viên cảm thấy thiếu tin tưởng đối với công ty. Hãy cung cấp cho họ nhiều thông tin nhất có thể hoặc hồi đáp lại cho ứng viên tiến trình tuyển dụng, trao đổi và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm tới công ty là một cách để quảng bá hình ảnh tuyển dụng chuyên nghiệp của công ty!
  4. Không truyền đạt được văn hoá công ty, chính sách đãi ngộ hay chi tiết công việc. Trong quá trình phỏng vấn, nếu bạn truyền tải những thông tin không chính xác về văn hoá, chính sách đãi hộ hay chi tiết công việc mà ứng viên sẽ làm hoặc được hưởng khi trúng tuyển vào công ty sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bạn không chỉ không tuyển dụng được ứng viên tiềm năng mà rủi ro hơn, dù ứng viên vào làm việc cũng sẽ sớm rời đi vì nhận thấy sự khác biệt về thông tin trong quá trình phỏng vấn với thực tế công việc. Điều nay thật đáng tiếc!
  5. Không liên hệ với ứng viên trượt tuyển dụng. Sau khi phỏng vấn, điều cần phải làm nhất là phản hồi cho ứng viên kết quả tuyển dụng, thậm chí đó là kết quả không tốt. Một lời hồi đáp sẽ càng được ứng viên trân trọng hơn nếu bạn gửi cho họ một vài lời nhận xét vì sao họ trượt, điểm mạnh mà ứng viên cần phát huy và điểm yếu cần rút kinh nghiệm hoặc hạn chế. Chắc chắn, dù có trượt tuyển dụng, ứng viên vẫn vui vẻ và sẵn lòng nói tốt về công ty.
Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến tuyển dụng để công ty có thể cải thiện hiệu suất và hiệu quả của quy trình tuyển dụng. Cùng với mong muốn đó, Scuti Việt Nam và Scuti Nhật Bản hợp tác thiết kế phần mềm quản lý quy trình tuyển dụng Jobright- giúp bạn tổ chức một đội nhóm mạnh mẽ bằng cách đơn giản nhất. Ghé thăm www.jobright.asia để tìm hiểu thêm về phần mềm ưu việt và hữu ích.

If you liked this article

Let's subscribe the updates of Scuti!
Share on Google Plus

About Anonymous

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 Comments:

Post a Comment